Dựa theo mức độ tắc nghẽn và ảnh hưởng lên tim, block nhánh trái được phân chia thành block nhánh trái không hoàn toàn và block nhánh trái hoàn. Trong đó, block nhánh trái không hoàn toàn xuất hiện khi tín hiệu điện tim ở nhánh trái bị tắc nghẽn một phần, làm ảnh hưởng đến chức năng của tim.
Block nhánh trái không hoàn toàn là gì?
Block nhánh trái không hoàn toàn là tình trạng đường dẫn truyền điện tim ở nhánh trái bị tắc một phần. Khi đó, vùng cơ tim của nhánh trái vẫn nhận được một phần tín hiệu điện. Chức năng tim vẫn bị suy yếu nhưng chưa bị ảnh hưởng nhiều, không quá nghiêm trọng.
Block nhánh trái ảnh hưởng đến khoảng 0,06% - 0,1% dân số ở Mỹ. Khoảng 33% bệnh nhân suy tim có block nhánh trái. Tỷ lệ mắc bệnh tăng theo mức độ nghiêm trọng của suy thất trái ở bệnh nhân suy tim.
Block nhánh trái không hoàn toàn lần đầu tiên được mô tả vào năm 1917 bởi Rothberger và Winterberg trong các nghiên cứu ở chó. Khái niệm block nhánh trái không hoàn toàn được xây dựng thêm thông qua các nghiên cứu thực nghiệm trên người và động vật về Sodi-Pallares vào những năm 1950, sau đó được xác định lại vào năm 1985. (1)
Nguy cơ tiến triển từ block nhánh trái không hoàn toàn sang hoàn toàn
Trong số những bệnh nhân mắc block nhánh trái không hoàn toàn, có tới 1/3 số bệnh nhân tiến triển thành block nhánh trái hoàn toàn trong vòng 2 năm.
Những bệnh nhân block nhánh trái không hoàn toàn tiến triển thành block nhánh trái hoàn toàn, hầu hết là những người lớn tuổi, có phân suất tống máu thất trái giảm thường xuyên hơn hoặc QRS (quá trình khử cực của tâm thất, bao gồm các sóng Q,R và S) có khấc ở các chuyển đạo bên và chuyển đạo dưới. (2)
Triệu chứng block nhánh trái không hoàn toàn
Bản thân block nhánh trái không có triệu chứng ngoài hình thái riêng biệt trên điện tâm đồ. Trường hợp có triệu chứng, sẽ bao gồm:
- Gần ngất hoặc ngất: Việc thiếu tín hiệu điện khi bị block nhánh trái không hoàn toàn có thể làm chậm nhịp tim, dẫn đến ngất xỉu. Mặc dù cảm giác như gần ngất hoặc ngất hiếm khi xảy ra khi block nhánh trái không hoàn toàn, nhưng nếu triệu chứng này xuất hiện nhiều lần, cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm.
- Rối loạn nhịp tim: Trong block nhánh trái không hoàn toàn, một phần tín hiệu điện đến tâm thất trái bị chậm, khiến tâm thất trái co bóp chậm hơn một chút so với bình thường, làm ảnh hưởng đến khả năng tống máu của tim và làm nhịp tim chậm hơn. Bệnh nhân có thể thấy nhịp tim quá chậm, hụt nhịp tim từng đợt.
Nguyên nhân block nhánh trái không hoàn toàn
Block nhánh trái không hoàn toàn có thể không có nguyên nhân cũng có thể là do một số nguyên nhân gây ra như:
- Bệnh động mạch vành: Gây thiếu máu vùng cơ tim thất trái. Khi có block nhánh trái mới xuất hiện thì cần theo dõi sát sao.
- Nguyên nhân thứ hai là do phì đại thất trái: Thành tâm thất trái trở nên dày và không còn linh hoạt, từ đó gây ra cản trở xung động điện ở nhánh trái.
Block nhánh trái không hoàn toàn có nguy hiểm không?
Trong trường hợp không có bệnh tim biểu hiện trên lâm sàng, block nhánh trái không hoàn toàn thường lành tính. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy tình trạng sức khỏe tim mạch trở nên xấu sau khi phát hiện block nhánh trái không hoàn toàn. Do đó, đây được xem là một yếu tố nguy cơ tim mạch.
Block nhánh trái không hoàn toàn gây ra sự tái cấu trúc, rối loạn chức năng tâm thất trái và cuối cùng là suy tim. Người bệnh bị xơ hóa cơ tim và phân suất tống máu thất trái
Tiêu chuẩn chẩn đoán block nhánh trái không hoàn toàn
Block nhánh trái không hoàn toàn là một thực thể trên điện tâm đồ, có tiêu chuẩn được xác định rõ ràng, bao gồm:
- Khoảng thời gian QRS: 110-119ms;
- Thời gian đỉnh sóng R kéo dài > 60ms ở chuyển đạo V4, V5, V6;
- Không có sóng Q ở chuyển đạo I, V5, V6.
Các dấu hiệu phối hợp bao gồm:
- Dày thất trái: Tăng biên độ sóng R ở các chuyển đạo tim trái;
- Bệnh mạch vành: Thay đổi ST-T kèm theo gợi ý bệnh mạch vành.
Block nhánh trái không hoàn toàn về điện động không khác gì block nhánh trái hoàn toàn, ngoại trừ khoảng thời gian QRS 3)
Điều trị block nhánh trái không hoàn toàn
Hiện chưa có cách điều trị cụ thể block nhánh trái không hoàn toàn. Tùy thuộc vào từng trường hợp người bệnh và nguyên nhân gây ra block nhánh trái không hoàn toàn, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Đối với bệnh nhân block nhánh trái không hoàn toàn và không có triệu chứng bất thường, chưa cần dùng thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý theo dõi điện tim định kỳ, thăm khám sức khỏe tim mạch từ 1-2 lần/năm hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn.
Nếu bệnh nhân bị block nhánh trái xuất phát từ nguyên nhân là do suy tim, thường gặp chủ yếu ở block nhánh trái hoàn toàn, bác sĩ có thể chỉ định dùng liệu pháp cấy ghép thiết bị tái đồng bộ cơ tim (CRT) để tạo nhịp đồng thời cho cả tâm thất trái và phải. (4)
Cần làm gì để ngừa tiến triển bệnh block nhánh trái không hoàn toàn?
Block nhánh trái không hoàn toàn không phải lúc nào cũng là lành tính. Block nhánh trái không hoàn toàn có nguy cơ tiến triển thành block nhánh trái hoàn toàn, làm tăng tỷ lệ tử vong do tim mạch và suy tim. Do đó, người bệnh nên có sự kết hợp giữa dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có), cùng với điều chỉnh lối sống khoa học, tốt cho tim mạch để ngăn ngừa tiến triển block nhánh trái hoàn toàn bao gồm:
- Xây dựng chế độ ăn uống có lợi cho tim mạch như: Ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá béo… Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, hạn chế những món ăn có nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, nội tạng động vật, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn được chế biến sẵn…
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục đều đặn, tập ít nhất 5 buổi/tuần, mỗi buổi tập khoảng 30 phút. Nên chọn những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe như tập yoga, đạp xe, đi bộ, chạy bộ…
- Giảm cân khoa học nếu thừa cân, béo phì, cố gắng duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
- Kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, nên thường xuyên đo huyết áp để theo dõi.
- Thư giãn tinh thần, ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ.
Người bệnh block nhánh trái không hoàn toàn khi nào nên gặp bác sĩ?
Block nhánh trái không hoàn toàn đôi khi không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi nhận thấy có các triệu chứng bất thường mới xuất hiện, hoặc các triệu chứng đã có nhưng tình trạng nặng hơn như: đau ngực, tức ngực, khó thở, mệt mỏi, mất ý thức thoáng qua… người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có hướng xử trí phù hợp.
Để xác định block nhánh trái không hoàn toàn, bác sĩ có thể chỉ định đo điện tâm đồ, Holter điện tâm đồ, siêu âm tim… để tìm ra bất thường về tim. Hoặc chỉ định làm thêm các xét nghiệm khác để kiểm tra các bệnh lý có liên quan đến block nhánh trái không hoàn toàn. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để thăm khám và điều trị hiệu quả.
Hiện nay, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa chỉ được nhiều người tin tưởng lựa chọn đến thăm khám và điều trị các bệnh về tim mạch, mạch máu và lồng ngực, đặc biệt là lĩnh vực loạn nhịp và điện sinh lý tim, trong đó có block nhánh tim.
Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin sau:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 - 024 7106 6858
- TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
- Hotline: 093 180 6858 - 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
- Website: https://tamanhhospital.vn
Block nhánh trái không hoàn toàn nếu không tìm ra nguyên nhân và kiểm soát sớm, có thể tiến triển block nhánh trái hoàn toàn. Do đó, người bệnh cần tuân thủ trong việc thăm khám định kỳ, để bác sĩ theo dõi sát tình trạng bệnh, sớm phát hiện và điều trị các bất thường.