Rất khó để nói đâu là dấu hiệu người bị ung thư sắp chết. Trong một số trường hợp, cái chết có thể đến một cách đột ngột. Song cũng có lúc sự sống của bệnh nhân lại kéo dài hơn dự đoán.
Vậy chúng ta có thể nhận biết dấu hiệu sắp chết của người bị ung thư không? Người nhà sẽ phải làm gì để giúp đỡ bệnh nhân ung thư trong giai đoạn này?
Dấu hiệu sắp chết của người bị ung thư là gì?
1. Thay đổi các chức năng của cơ thể
Thông thường, ở thời điểm “gần đất xa trời”, người bệnh ung thư hầu như không thể cử động cơ thể và ra khỏi giường. Đồng thời, bệnh nhân cũng có các biểu hiện người ung thư sắp chết như:
- Cần đến sự giúp đỡ của người thân trong hầu hết mọi hoạt động
- Không thể ăn uống như bình thường. Bệnh nhân thường chỉ ăn hoặc uống rất ít. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều ngày
- Gặp phải hiện tượng khó nuốt khiến bệnh nhân không thể uống thuốc
- Bệnh nhân ung thư ngủ nhiều hơn và rất khó để đánh thức, đặc biệt là những lúc bệnh nhân không bị cơn đau hành hạ
- Giảm khả năng tập trung
- Suy giảm trí nhớ, hay nhầm lẫn
- Ít nói chuyện và tương tác với người chăm sóc
- Co rút cơ bắp, cánh tay, chân và mặt một cách đột ngột.
" data-event-label="https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/08/nhiem-trung-mau-va-ung-thu-mau-02-e1566354569185.png">
- Giúp bệnh nhân thay đổi tư thế nằm sau mỗi 1 - 2 giờ. Thời điểm thay đổi tư thế nằm tốt nhất là 30 phút sau khi dùng thuốc giảm đau
- Nói chuyện với bệnh nhân một cách ôn tồn với âm lượng vừa đủ nghe, tránh để bệnh nhân giật mình
- Cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau dạng lỏng hoặc miếng dán giảm đau thay vì thuốc giảm đau dạng viên uống
- Cho bệnh nhân ăn các loại thức ăn loãng để cải thiện tình trạng khó nuốt
- Không nên ép bệnh nhân uống nhiều nước
- Dùng khăn mát lau mặt, đầu và cơ thể để giúp bệnh nhân thoải mái hơn.
2. Ý thức thay đổi
Quan sát sự thay đổi về mặt ý thức của bệnh nhân cũng là cách nhận biết người ung thư sắp chết mà người nhà nên lưu ý. Dấu hiệu sắp chết của người bị ung thư, chẳng hạn như dấu hiệu người ung thư gan hay phổi sắp chết về mặt ý thức thường là:
- Ngủ nhiều hơn vào ban ngày
- Khó đánh thức khi đang ngủ
- Dễ nhầm lẫn, đặc biệt là về thời gian, địa điểm và con người
- Thường xuyên bồn chồn và lo lắng
- Hay nói lảm nhảm về những điều không liên quan đến sự việc đang diễn ra
- Có cảm giác hoang mang và sợ hãi, nhất là vào ban đêm.
" data-event-label="https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/08/nhiem-trung-mau-va-ung-thu-mau-03-e1566354576661.png">
- Dành nhiều thời gian để nói chuyện và an ủi bệnh nhân, đặc biệt là những lúc bệnh nhân tỉnh táo.
- Nhắc nhở bệnh nhân về thời gian và các sự kiện đang diễn ra.
- Tiếp tục cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau.
- Nếu bệnh nhân có biểu hiện bồn chồn và lo lắng, người nhà bệnh nhân nên tìm hiểu rõ lý do. Tình trạng này có thể xuất phát từ các cơn đau do bệnh gây ra. Nếu bệnh nhân cảm thấy đau đớn trong thời gian dài, người nhà có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau hoặc báo cáo với bác sĩ và nhân viên y tế.
- Tâm sự một cách bình tĩnh và nhẹ nhàng, tránh để bệnh nhân giật mình hoặc sợ hãi
- Xoa bóp nhẹ nhàng để giúp bệnh nhân thư giãn và thoải mái hơn.
3. Thay đổi trao đổi chất - biểu hiện sắp chết của người bị ung thư
Sự thay đổi trong quá trình trao đổi chất cũng được xem là một dấu hiệu người bị ung thư sắp chết. Sự thay đổi này thường được biểu hiện ra ngoài như sau:
- Chán ăn, thậm chí là bỏ ăn
- Khô miệng, khô môi
- Có thể không còn cần dùng đến các loại thuốc như vitamin, thuốc hormone thay thế, thuốc huyết áp và thuốc lợi tiểu, trừ khi chúng giúp bệnh nhân thoải mái hơn.
- Cho bệnh nhân sử dụng son dưỡng môi hoặc sáp vaseline để tránh tình trạng khô môi
- Cho bệnh nhân dùng các loại chất lỏng như nước lọc hoặc nước ép
- Hỏi ý kiến bác sĩ để bỏ bớt các loại thuốc không cần thiết. Ngược lại, người nhà cũng nên cho bệnh nhân tiếp tục sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống nôn, sốt, giảm co giật và an thần.
4. Sự thay đổi trong dịch tiết
Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thường gặp phải các vấn đề liên quan đến dịch tiết như:
- Tình trạng chất nhầy tích tụ ở phía sau cổ họng gây khò khè, khó thở
- Không thể ho dù cổ họng rất khó chịu.
- Tăng độ ẩm cho phòng bệnh bằng máy tạo độ ẩm không khí
- Nếu bệnh nhân có thể nuốt, cho bệnh nhân ngậm đá viên hoặc uống nước để làm lỏng chất nhầy dễ dàng hơn
- Thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân. Cho người bệnh nằm nghiêng để các chất dịch dễ dàng chảy ra khỏi miệng
- Vệ sinh răng miệng bằng nước và bàn chải đánh răng lông mềm
- Liên hệ với bác sĩ để nhận các loại thuốc kê toa cần thiết.
" data-event-label="https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/10/su-dung-may-tao-do-am-khi-nhiem-trung-xoang.jpg">
5. Sự thay đổi trong cơ chế tuần hoàn và nhiệt độ cơ thể
Những bất thường trong cơ chế tuần hoàn và nhiệt độ cơ thể ở người bệnh có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Tay, chân lạnh do quá trình tuần hoàn máu chậm lại
- Vùng da trên cánh tay, chân, bàn tay và bàn chân có dấu hiệu sẫm màu, xanh xao hoặc có các vết lốm đốm
- Cơ thể, sắc mặt nhợt nhạt
- Da lạnh, khô hoặc ẩm ướt
- Nhịp tim nhanh và không đều
- Hạ huyết áp
6. Dấu hiệu người bị ung thư sắp chết - Nhận thức và giác quan kém
Các biểu hiện người sắp chết thường gặp nhất khi giác quan và nhận thức của bệnh nhân ung thư thay đổi bao gồm:
- Tầm nhìn hạn chế, mắt mờ
- Đồng tử không thay đổi kích thước
- Không thể khép mí mắt hoàn toàn
- Suy giảm thính lực. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm khi xảy ra. Hầu hết bệnh nhân ung thư có thể nghe thấy tiếng động kể cả khi họ không thể nói được nữa.
- Luôn để đèn sáng trong các khu vực sinh hoạt của bệnh nhân
- Cho bệnh nhân biết bạn luôn sẵn sàng có mặt khi họ cần
- Thường xuyên trò chuyện và trấn an người bệnh.
" data-event-label="https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/08/benh-ung-thu-mau-co-di-truyen-khong.jpg">
7. Nhịp thở thay đổi
Nhịp thở thay đổi bất thường cũng một dấu hiệu người bị ung thư sắp chết rất dễ nhận biết. Thông thường, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện sau đây:
- Hơi thở nhanh, chậm bất thường do quá trình lưu thông máu giảm và các chất thải tích tụ trong cơ thể
- Nói lảm nhảm kèm theo thở dốc
- Căng cơ vùng cổ
- Chất nhầy tích tụ phía sau cổ họng gây ra tình trạng khò khè
- Bệnh nhân không thở trong 10-30 giây.
- Đặt bệnh nhân nằm ngửa hoặc hơi nghiêng sang một bên
- Dùng gối hoặc nâng giường bệnh lên để kê cao phần đầu và ngực của người bệnh
- Cho bệnh nhân ngồi dậy ở tư thế dễ thở nhất.
8. Sự thay đổi trong quá trình bài tiết chất thải
Sự thay đổi trong việc tiểu tiện và đại tiện có thể khiến bệnh nhân gặp phải các vấn đề sau:
- Nước tiểu ít và sẫm màu
- Mất kiểm soát trong việc tiểu tiện và đại tiện.
- Cho bệnh nhân sử dụng tã giấy hoặc lót tấm chống thấm bên dưới giường bệnh
- Cho bệnh nhân dùng ống thông và túi chứa nước tiểu. Liên hệ với y tá để được hướng dẫn cách sử dụng các dụng cụ hỗ trợ này
- Vệ sinh cơ thể cho bệnh nhân đúng cách.
Biểu hiện khi chết của những người bị ung thư
Để trả lời cho câu hỏi bị ung thư chết như thế nào thì các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân ung thư đã qua đời cụ thể sẽ bao gồm:
- Ngừng thở
- Không thể đo được huyết áp
- Mạch dừng
- Mắt ngừng chuyển động, một vài bệnh nhân ung thư qua đời trong tình trạng mở mắt
- Đồng tử giãn lớn và không phản ứng với ánh sáng
- Ruột và bàng quang ngưng hoạt động.
Người thân trong gia đình nên ở cạnh bệnh nhân ung thư khi họ qua đời. Đồng thời, người nhà cũng nên liên hệ ngay với nhà tang lễ để chuẩn bị hậu sự cho người đã khuất.
" data-event-label="https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/07/66246699_23843401612560573_9022463370942480384_n-e1563261355737.png">
Nếu có thể, gia đình có bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối nên chuẩn bị trước cho sự ra đi đã được dự báo trước. Nếu đang được điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân có thể nhận được sự giúp đỡ từ các bác sĩ, y tá và điều dưỡng.
Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân được điều trị tại nhà, người thân cần xin ý kiến tư vấn của bác sĩ để biết nên làm gì khi người bệnh ung thư sắp qua đời.
Trong những ngày cuối đời của bệnh nhân ung thư, người thân nên lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối để giúp họ thoải mái hơn.
Dấu hiệu sắp chết của người ung thư
- Rất khó để dự đoán thời gian tử vong của một người
- Người nhà nên lưu ý một số dấu hiệu đặc biệt như:
- Thay đổi chức năng cơ thể
- Thay đổi ý thức
- Thay đổi giác quan
- Thay đổi bài tiết
- Thay đổi nhịp thở
- Hạ thân nhiệt khiến người lạnh
[embed-health-tool-bmi]