Danh sách các món nhậu đơn giản, menu món nhậu quán bia bơi độc đáo bén mồi. Những món nhậu bia dễ làm ở các quán nhậu như thịt bắp bò, các món mực, tôm, các món ếch, gà, dê, các món ăn nhẹ (cơm, rau) khi uống bia, đậu phộng rang, lạc rang, bánh đa nướng, bánh tráng nướng,
Và còn món nem phùng trộn thính, nem chua, mực khô, mực nướng, uống bia ăn mực, lòng xào dưa món ngon bất hủ, đậu phụ chấm mắm tôm, món ngon khi uống bia, sò, ốc nưỡng mỡ hành, chân gà muối chiên giòn. Mời bạn xem cách làm món chân gà ngâm xả tắc làm để tủ lạnh nhậu lai rai.
Các món nhậu với bia đơn giản, menu món nhậu quán bia bơi độc đáo
I. Thực đơn các món nhậu với beer hơi bình dân, dễ làm
Văn hóa ăn nhậu của đại đa số người Việt
Người Việt, đặc biệt là cánh mày râu rất ưa chuộng tụ tập bạn bè, uống bia hơi, dùng kèm các món nhậu. Mồi nhậu cùng bia vô cùng đa dạng. Bất kể món luộc, món tái, món nướng nào đều dễ dàng đưa đẩy vài cốc bia nhưng có nhiều món đồ nhậu quen thuộc mà gần như mọi hàng bia hơi, từ khang trang rộng rãi tới gói gọn một góc vỉa hè chật chội đều không thể thiếu trong thực đơn.
Món nhậu ngon giúp hương vị beer thêm ngon
Đẳng cấp của dân sành bia là phải biết chọn cho mình những món nhậu phù hợp, để khi nhắm với bia thì hương vị của cả bia lẫn đồ ăn đều được tôn lên ngon gấp 10! Chọn đồ uống kèm với bia có khi còn nhức đầu hơn cả chọn đồ uống kèm trong tiệc rượu vang.
Bởi đa số người ta uống bia khi nhậu nhẹt vui vẻ, thoải mái, ai thích gì sẽ gọi nấy, món Tây món Ta đủ cả. Nếu không kết hợp hài hòa, đôi khi món ăn không những không kích thích được khẩu vị thực khách mà còn làm mất cả hứng uống bia!
II. Các bạn các món nhậu hợp vị với bia hơi rất ngon và bén, hương vị độc đáo nhé
1 - Thịt bắp bò
Thịt bò đứng đầu bảng các món nhậu ngon kèm bia, bất kể là ở các nước phương Đông hay phương Tây, trong đó, ngon nhất phải kể đến là thịt bắp bò.
Theo gợi ý của Bia Đức Nhập Khẩu, bạn nên dùng bia kèm những món khô, ít sốt, ít dầu mỡ, nhất là các món luộc, nướng. Nước chấm có thể thiết kế mặn mặn, chua chua 1 chút, như thế sẽ càng kích thích vị ngọt, mát và cảm giác hưng phấn khi nhắm bia. Chẳng hạn như các món tôm chua kiểu Thái, các món nộm, bắp bò muối, đùi bê nướng, sườn bò nướng,…
2 - Các món mực, tôm
Như đã nói ở trên, các món ăn có vị chua chua và mặn mặn sẽ rất kích thích hương vị bia. Nếu khô mực rất hợp để lai rai với rượu thì mực tươi và tôm sẽ chế biến được rất nhiều món hợp vị với bia.
Đơn giản thì có gỏi mực xoài xanh, mực/tôm nướng muối ớt, mực 1 nắng, mực chiên xù, mực trứng nướng, tôm rang ủ muối,… Cầu kỳ hơn chút có mực ống chiên bơ, tôm chiên trứng mặn, tôm bỏ lò phô mai, tôm nướng mọi,…
3 - Các món ếch, gà, dê
Nhiều người có 1 mặc định là bia ngoại thường hợp với đồ tây, món ăn dân gian Việt hợp với rượu quê, rượu ngâm, rượu ủ. Tuy vậy, có nhiều món ăn dân dã của nước ta uống kèm bia ngoại hay rượu nội đều rất ngon và tôn vị, chẳng hạn như chim câu xúc phồng tôm, chân gà nướng Lã Vọng, ếch rang muối, móng giò chiên, ếch chiên nước mắm, cánh gà nướng, gà rang muối, gà hấp muối, gà chọi xào sả ớt, dê tái chanh, dê nướng tảng,…
Ngoài các món thịt nguội phương Tây, các món ăn truyền thống Á Đông cũng rất hợp với bia.
4 - Gợi ý các món ăn nhẹ (cơm, rau) khi uống bia
Quán nhậu là nơi mà các công ty rất hay đặt tiệc liên hoan. Mà trên bàn tiệc, ngoài các anh em vẫn còn các chị em phụ nữ - những người nhanh no và cũng nhanh ngán các món thịt thà hơn. Vì vậy, có gợi ý 1 vài món ăn nhẹ phù hợp chống ngán cho bữa nhậu và cũng phù hợp để nhấm nháp cùng bia, tránh bị ngang bụng hay mất khẩu vị.
Đầu tiên là các món đậu phụ, khoai chiên, ngô chiên và hành tây chiên - Những món thường được dùng để dằn bụng trong những tiệc liên hoan nhiều bia rượu.
Ăn đồ có nhiều tinh bột 1 chút khi uống bia không những giúp bạn bảo vệ dạ dày mà bia cũng sẽ lâu “ngấm” hơn, tức là bạn sẽ tránh được việc say mềm người ra, bất tỉnh nhân sự. Để bổ sung tinh bột, ngoài những món trên thì mỳ xào giòn hay cơm rang mặn cũng là 1 lựa chọn tuyệt vời cho tiệc bia của bạn.
Các món rau củ luộc chấm với kho quẹt đảm bảo rất tốt tiêu chí vừa thanh đạm vừa đậm đà. Món ăn dân dã miền Tây này coi vậy mà lại cực kỳ hợp với bia, không hề kém thịt nướng hay phô mai. Cuối cùng là các món xào cùng dưa chua như lòng non xào dưa chua, thịt bò cuốn rau rừng ăn kèm dưa ghém,…, uống bia cùng những món này đúng là chân lý!
III. Uống bia ăn gì ngon, uống bia nên ăn gì ngon nhất?
5. Đậu phộng rang, lạc rang
Lạc luộc, lạc rang là món dễ ăn, rất rẻ, lại hợp lai rai cùng bia hơi vô cùng. Không phải ngày nay người ta mới ăn lạc cùng bia hơi mà từ vài chục năm trước, khi những hàng giải khát bình dân đầu tiên có mặt trên phố phường thì đĩa lạc luộc, gói lạc húng lìu đã được bán kèm bia hơi, như thức nhậu dân dã và giản dị bậc nhất của quán xá vỉa hè.
6. Bánh đa nướng, bánh tráng nướng
Cùng với lạc, bánh đa nướng cũng là món ăn kèm không thể thiếu trong các quán bia hơi bình dân. Miếng bánh đa giòn giòn, mằn mặn, thoảng thơm vị gạo vị vừng ăn chơi thôi cũng thấy vui miệng. Nhưng ăn bánh đa nhiều thường có cảm giác khát nước, nên nhấm nháp bánh đa nướng cùng bia hơi thật sự hợp lý vô cùng.
7. Nem Phùng trộn thính
Nem Phùng trộn thính thơm bùi, gói trong lá sung xanh, chấm nước mắm hoặc tương ớt thì không gì bằng. Đây cũng là món ăn kèm phổ biến trong các quán bia hơi, đặc biệt là quán xá vỉa hè hay quán cóc phố cổ. Sợi nem dai, giòn sần sật, ăn vào thấy vị béo bùi mà chẳng ngấy nên cứ ăn hoài không chán. Vừa nhắm nem, vừa nhâm nhi cốc bia cỏ mát lạnh, thấy cái nóng nực mùa hè như chỉ đứng ngoài đường ngó vào mà thôi.
8. Nem chua
Nem chua và bia hơi là sự kết hợp hoàn hảo tới mức vị đại sứ Anh tại Việt Nam Giles Lever cũng từng phải thốt lên lời thán phục. Cũng như nem Phùng, nem chua có vị dai giòn dễ ăn, thêm vị chua ngọt hấp dẫn rất riêng của thực phẩm lên men. lại chẳng gây đầy bụng nên được các quý ông vô cùng ưa chuộng. Vì lẽ đó, nem chua tự nhiên gắn liền với các cuộc nhậu, bên cốc bia hơi một cách giản dị mộc mạc nhất.
Ngày nay, giới trẻ cũng có thú vui bia cỏ nhưng họ không chọn quán xá thênh thang mà thường ngồi quán cóc nơi vỉa hè phố cổ. Người trẻ uống bia cùng những món đồ “xì tin” hơn như nem chua rán, nem chua nướng, khoai tây chiên, phô mai que.
9. Mực khô, mực nướng
Mùa hè, mùa biển gọi, bên cốc bia hơi kiểu gì cũng có thêm con mực nướng thơm lừng. Mực khô nướng chín tới thịt mềm tơi và chắc ngọt, chỉ cần một con mực cỡ bàn tay, chấm tương ớt là đã đủ cho hội vài ba người nhậu chơi. Mọi quán bia bình dân đều có sẵn mực khô dự trữ cả năm để luôn làm vui lòng các thượng đế.
IV. Các món nhậu đơn giản uống beer rất bén, độc đáo
Đến nay nhu cầu uống bia bắt đầu lên cao thì việc phát triển những mô hình như beer club, beer garden, beer bar… là rất cần thiết. Với những mô hình này, thực khách sẽ được uống bia trong một không gian thoải mái, mát mẻ, sạch sẽ, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp và nhiệt tình, nhạc thì rất hợp phong cách, trẻ trung.
Điều đặc biệt là các món ăn hết sức khác biệt khi có sự kết hợp các phong cách ẩm thực của các nền văn hóa khác nhau nhưng vẫn giữ được chất Việt trong món ăn và vẫn đảm bảo tiêu trí món ăn cho bia.
10. Uống bia ăn mực
Uống bia ăn mực có lẽ là thói quen của nhiều người. Nhưng ăn mực gì ngon nhất có lẽ ít người có sự lựa chọn đúng nhất. Mực tươi nướng muối ớt là món đơn giản không cầu kỳ. Vị cay thơm của ơn, vị ngọt của mực tươi, giòn dai đặm đà nhờ được nướng trực tiếp.
Sau mỗi miếng mực, uống một ngụm bia thì hương vị đó lại càng đậm đà, tròn vị hơn. Nếu có cơ hội bạn hãy dùng mực tươi nướng muối ớt khi uống bia nhé…
11. Lòng xào dưa món ngon bất hủS
Lòng xào dưa chua là món dễ làm, chi phí rẻ mà hầu như ai cũng thích. Dễ ăn, dễ làm, dễ mua , dễ tìm… Tất cả những yếu tố này đã khiến món lòng xào dưa trở nên bất hủ ở các quán nhậu. Vị chua sẽ giảm độ “ ngấy “ của toàn bộ bữa nhậu. Lòng dai dai đặm đặm khiến ai uống bia cũng muốn nhâm nhi. Lòng càng nhai lại càng ngọt. Ăn khi uống bia sẽ ngon hết ý.
12. Đậu phụ chấm mắm tôm, món ngon khi uống bia
Đậu lướt ván, đậu rán giòn…chấm mắm tôm là món ăn gần như coi là khai vị, quen thuốc của rất nhiều người. Món này đặc biệt ngon khi sử dụng vào những ngày trời mưa hay thời tiết vào thu. Đậu rán nóng hổi, dậy mùi thơm của đậu, kết hợp với mùi thơm của lá kinh giới . (Thường mỗi đĩa đậu sẽ được trang trí lá kinh giới phía trên hoặc xung quanh để ăn kèm ).
Ăn vào sẽ làm ấm lòng người, đặc biệt khi được chấm cùng mắm tôm, cay chua vị chanh ớt…sẽ tạo nên vị ngon khó tả. Dùng món này xong, người uống bia sẽ cảm thấy bia ngọt hơn một cách lạ thường.
13. Sò, ốc nưỡng mỡ hành
Sò, ốc …nói riêng hay hải sản nói chung cũng là món ăn mà nhiều dân nhậu yêu quý. Những món này không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe con trai.
Hải sản có thể chế biến dưới nhiều dạng như : xào, hấp, luộc, nướng…nhưng nướng mỡ hành thì lúc nào cũng tuyệt vời nhất. (Đặc biệt được ăn khi uống bia).
Bia sẽ làm người ăn ăn được nhiều hơn mà không thấy “ ngấy” trong khi các món nướng mỡ hành đó lại làm bia cảm giác ngọt và dễ vào hơn. Sò ốc nướng mỡ hành, đảm bảo sẽ tự nhiên làm tửu lượng của bất kỳ ai tăng lên một cách lạ thường.
14. Chân gà muối chiên giòn
Nhâm nhi xương là món khoái khẩu của đấng mày râu. Chân gà quả là món tuyệt vời. Đặc biệt lại được chiên giòn, chấm tương ớt. Chân gà muối chiên giòn là món ngon những kén người làm. Người chế biến phải biết cách làm thì ăn mới ngon. Người ăn sẽ cảm thấy món chân vừa dai vừa giòn. Được ăn khi uống bia sẽ làm bia ngọt và ngon hơn rất nhiều.
Với các món ngon khi uống bia trên, chắc chắn bạn đọc có thể tự trả lời câu hỏi: uống bia nên ăn gì là tuyệt vời nhất rồi nhé! Tiệc bia muốn được ngon thì cần đảm bảo 5 yếu tố: 1 là bia ngon, 2 là đồ nhắm ngon, 3 là chọn bia và đồ nhắm hợp lý, 4 là chỗ ngồi mát mẻ phù hợp, 5 là người uống cùng hợp ý.
15. Nghêu hấp sả ớt
Nghêu hấp sả là một món ăn đường phố ưa thích, rất hay xuất hiện trong menu món nhậu ở Sài Gòn. Bởi cái vị sả ớt nóng hổi, cay và thơm nồng, ăn đến đâu ấm bụng đến đó mà làm cho món ăn này luôn luôn được ưu tiên trong mọi bữa nhậu.
Đặc biệt trong những ngày tiết trời se lạnh, ngồi nhâm nhi món nghêu hấp sả ớt thì thực sự tuyệt vời. Ưu điểm là món này rất dễ làm, bỏ chút thời gian là có món nhậu ngon lành rồi đấy.
16. Mực tươi nướng muối ớt
Mực nướng muối ớt là món ăn vừa đơn giản ít cầu kì, vừa giữ được vị tươi ngon vốn có của mực tươi. Những miếng mực ngọt, giòn, dai, vị thơm nồng nàn hòa quyện cùng vị cay cay của ớt, nhậu với rượu hay bia đều rất tuyệt, đảm bảo ăn một lần là nghiện luôn.
17. Bò nướng ngói
Bò nướng ngói là một món ăn truyền thống có nguồn gốc ở Đà Lạt và mới du nhập vào Sài Gòn. Nhưng bởi sự độc, lạ từ tên gọi đến cách chế biến của món ăn này khiến nhiều người muốn khám phá và thưởng thức.
Viên ngói được đặt trên một bếp than hồng, quét một lớp dầu ăn lên trên để khi nướng thịt không bị dính, phía dưới miếng ngói là một chiếc bát nhỏ dùng để hứng dầu ăn chảy ra từ thịt trong khi nướng, để thịt sẽ không bị ngấm dầu.
Bên trên là những lát thịt bò được nướng chín vàng tỏa mùi thơm nức mũi. Thịt bò khi nướng ngói sẽ rất mềm và ngọt, hương vị rất thơm ngon, hấp dẫn.
Bò nướng ngói là món ăn bổ, chứa nhiều chất sắt tốt cho sức khỏe.Thịt bò nướng thường đã ngon, còn nướng ngói lại tạo ra một dư vị khó tả. Vào một buổi chiều mưa, ngồi sưởi ấm bên bếp lửa, gắp từng miếng thịt bò ngọt đậm đà, nóng hổi vừa nhâm nhi vài chén rượu nồng thì không còn gì bằng.
18. Càng ghẹ rang muối
Càng ghẹ rang muối là món ăn yêu thích của nhiều người, đặc biệt là cánh mày râu. Đây là món ăn ngon, giàu dinh dưỡng và nhất là ăn hoài cũng chẳng ngán.
Không chỉ chứa nhiều dưỡng chất giúp bồi bổ sức khỏe, cải thiện cấu trúc xương. Món càng ghẹ rang muối có mùi thơm hấp dẫn, hương vị đậm đà, không quá mặn, thơm ngon, nhâm nhi nó trong những ngày lạnh thì rất thú vị đấy.
19. Ếch chiên nước mắm
Món ếch xào lăn, ếch nướng, ếch chiên bơ, cháo ếch, ếch nấu cà ri hay lẩu … đã quá quen thuộc với mọi người rồi đúng không? Vậy bạn đã thử món ếch chiên nước mắm chưa. Ếch được xem như là một loại đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, được dân nhậu đặt cho cái tên là “Gà đồng”.
Thịt ếch có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn mà không cần nhiều công đoạn cầu kỳ, trở thành nguyên liệu đặc sản chế biến đủ món ăn ngon phục vụ trên bàn nhậu cũng như làm phong phú thêm bữa cơm gia đình. Món ếch chiên nước mắm giòn bên ngoài, dai bên trong lại thấm vị nước mắm đậm đà nên vô cùng thích hợp để làm món nhậu đấy!
20. Món ăn nhẹ
Ngoài những món đầy dầu mỡ thì những món thanh nhẹ như đậu hũ chiên, đậu bắp chiên giòn hay rau củ luộc ăn với kho quẹt chính là món giải ngán không thể thiếu. Đậu hũ chiên hành mỡ là món ăn có thành phần chính là đậu hũ, tuy cách làm hết sức đơn giản nhưng có vị lại rất vừa phải, thanh thanh, thơm mùi hành vô cùng thú vị.
Rau củ luộc với kho quẹt là một loại mắm chấm dân dã của người miền Tây có vị thơm ngon đậm đà, chấm cùng rau củ luộc thì ngon miễn chê. Đậu bắp rất giàu chất dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa. Phần ruột nhầy của nó có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nó cũng được chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn như đậu bắp chiên giòn, đậu bắp nướng, đậu bắp xào trứng,…
21. Chân gà muối chiên giòn
Thịt gà là loại thịt đã quá quen thuộc với ẩm thực Việt Nam. Có rất nhiều cách chế biến với gia vị và nguyên liệu để có được món ngon hấp dẫn.
Một món ăn lạ miệng mà bạn cũng nên thử đó là chân gà chiên muối ớt. Cách làm đơn giản cộng với một chút khéo léo tinh tế mang lại cho món ăn thơm ngon, vàng ươm, giòn rụm bên ngoài nhưng lại mềm bên trong, vị ngon ngoài sức tưởng tượng của bạn.
22. Hải sản nướng mỡ hành
Nghêu, sò, ốc, hến là những món hải sản quen thuộc, thường được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon như hấp, luộc, xào, nướng…hương vị thơm ngon, hấp dẫn không thể cưỡng nỗi.
Trong đó, hải sản nướng mỡ hành là cách chế biến dễ làm và hấp dẫn người ăn bởi hương thơm quyến rũ cũng như cảm giác ngon miệng mang lại cho người ăn, như cầu gai nướng mỡ hành, ốc móng tay nướng mỡ hành, tu hài nướng mỡ hành,…
Một số món đặc biệt mà bạn nên thử là ngán, sò mai nướng mở hành. Ngán là một loại nhuyễn thể sống ở vùng nước mặn và nước lợ trải suốt từ Nam chí Bắc. Những món ăn mang hương vị biển mặn mòi sẽ đem đến cho bạn những khẩu vị mới đầy hứng khởi thay cho những bữa cơm ngày thường.
Sò mai (hay còn gọi là còi biên mai) là một loại hải sản rất được yêu thích trong các nhà hàng, là một trong năm món ăn đặc sản tại Phú Quốc.
Sò mai có thể chế biến nhiều món ăn ngon mang hương vị biển như: xào (nấm rơm, nấm đông cô, củ hành, cải bẹ xanh), nướng muối ớt, nướng chao, nhúng lẩu… Món sò mai nướng mỡ hành hấp dẫn này thường được dùng nóng với nước mắm tỏi ớt chua ngọt.
23. Lòng non xào dưa cải chua
Lòng lợn sống khá rẻ, chỉ nửa kg bạn có thể làm một đĩa đầy rồi. Món ăn dai giòn, thơm ngon, mỗi miếng lòng kèm một miếng dưa cải chua, vị giòn của cả hai thứ nguyên liệu ắt hẳn sẽ khiến bạn không khỏi thú vị. Lòng non xào dưa cải chua có thể ăn cùng với cơm nóng hoặc làm món nhậu rất phù hợp đấy!
24. Tinh bột trên bàn nhậu
Một món nhiều tinh bột trên bàn nhậu là điều cần thiết, vừa để ăn no, ăn dằn bụng lúc vừa lai rai vừa tám chuyện. Mì xào giòn hải sản: sợi mì được chiên giòn vàng rất đẹp, tôm, mực và rau cải được bài trí đẹp mắt, nước sốt đậm đà, sợi mì khi thấm sốt vẫn giòn mà không bị nhũn ra xứng đáng là lựa chọn của bạn.
Cơm chiên cá mặn là món của người Hoa, thành phần ngoài trứng phải có thêm cá mặn (người Việt gọi là cá khô) nhưng không phải cá mặn nào chiên cũng ngon, nếu không dùng đúng loại cá để chiên cơm thì mùi cơm sẽ không thơm.
Ăn nhậu là nét văn hóa quá quen thuộc với người Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn cố nhiều ý kiến trái chiều về điều này, song nhìn chung mà nói thì đây cũng là cách để bày tỏ tình cảm, lòng mến khách hay văn hóa của bản thân, những cuộc nhậu cũng khiến con người ta xích lại gần nhau hơn, củng cố tình người, thêm yêu thương, gắn bó. Hãy là người ăn nhậu đúng chuẩn, nên biết điểm dừng và đủ để tạo nên cuộc vui có văn hóa và văn minh.
V. Cách làm các món nhậu đơn giản, dễ làm và thực hiện trong thời gian nhanh nhất cho chồng lai rai
25. Mề gà trộn giấm và dầu ớt
Chuẩn bị:
- 500g mề gà: cạo sạch mỡ, lột bỏ màng và rửa sạch với nước muối pha loãng
- 1 nhánh gừng: cạo vỏ và cắt lát mỏng
- 1 lọn quế
- 2 nhánh hoa hồi
- vài cọng hành xanh
- 100ml xì dầu
- 30ml giấm
- 10ml dầu ớt
Cách làm:
- Cho nước vào nồi cùng hoa hồi, quế, gừng nấu đến sôi.
- Sau đó dùng nước này luộc mề gà thật chín.
- Thời gian luộc mất khoảng 1 tiếng.
- Khi mề gà chín, vớt ra ngoài để nguội, sau đó thái lát mỏng.
- Trộn mề gà với giấm cho thật đều.
- Sau đó cho dầu ớt vào trộn đều cùng với hành lá tước sợi.
26. Chim cút chiên ngũ vị hương
Chuẩn bị:
- 6 con chim cút: nhổ lại lông chim cho thật sạch, rửa lại với nước muối pha loãng và chặt đôi
- 2 quả cà chua: rửa sạch và cắt lát mỏng
- 1 bó rau xà lách: nhặt sạch và để ráo
- 2 củ hành tây: thái mỏng và ngâm qua nước giấm pha đường
- 1 muỗng cà phê tỏi băm
- 1 muỗng cà phê ngũ vị hương
- 2 muỗng cà phê mật ong
- 2 muỗng cà phê dầu hào
- 1 muỗng canh giấm
- 2 muỗng cà phê xì dầu, ít muối, giấm và tiêu.
Cách làm:
- Ướp chim cút với các gia vị đã chuẩn bị trong khoảng 2 tiếng.
- Đun nóng dầu, cho chim cút vào chiên nhỏ lửa.
- Khi thịt chín đỏ đều hai mặt, cho ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu.
- Sắp xà lách lên dĩa cùng cà chua và hành tây.
- Sau đó cho chim cút lên trên cùng.
- Dùng chim cút chiên ngũ vị khi còn nóng sẽ ngon hơn rất nhiều.
- Bạn nên chiên ngay trước khi dùng khoảng 15 phút.
27. Đuôi bò hầm bia
Chuẩn bị:
- 5 cái đuôi bò: ngâm qua nước pha muối loãng khoảng 1 tiếng để bớt dịch tiết,
- 1 lọn quế
- 3 nhánh hoa hồi
- 1 củ gừng: gọt vỏ và thái lát mỏng
- 1 củ tỏi: lột vỏ và thái lát
- 1 muỗng canh mỗi gia vị: rượu trắng, nước tương, nước màu,3 lon bia, đường, hạt nêm, tiêu
Cách làm:
Chặt đuôi bò thành từng khúc dài khoảng một đốt tay. Kế đến, cho đuôi bò vào nồi, đổ nước vừa ngập mặt, thêm rượu trắng và vài lát gừng vào nấu khoảng 10 phút. Sau đó, vớt đuôi bò ra ngoài và rửa sạch với nước.
Làm nóng chảo với ít dầu, cho đuôi bò vào đảo nhanh tay cùng với ít lát tỏi và gừng. Khi đuôi bò dậy mùi thơm, tiếp tục cho thêm hoa hồi, quế, tiêu vào đảo đều.
Đổ bia vào nồi, cho thêm các gia vị xì dầu, nước màu, đường, hạt nêm và hầm đuôi bò trong khoảng 45 phút. Nếu dùng nồi áp suất, bạn chỉ cần canh thời gian 20 phút là đủ.
Khi dọn món đuôi bò hầm bia để làm món nhậu, bạn có thể cắt khoanh mỏng để dễ ăn và dọn kèm rau xà lách cùng ít rau củ muối chua.
28. Ếch chiên nước mắm
Chuẩn bị:
- 1kg ếch: Để nguyên da, rửa sạch với muối, để ráo và cắt khúc
- 50g bột mỳ hoặc bột chiên giòn
- 1 củ hành tây: lột vỏ và thái mỏng, hành lá cắt khúc
- nước mắm làm sốt: 2 muỗng canh nước mắm ngon, 1 muỗng canh mật ong và tương ớt (tùy vị), muối, hạt nêm, bột ngọt
Cách làm:
Ướp thịt ếch với gia vị trong khoảng 4 tiếng. Phủ mỏng một lớp bột mì bên ngoài mỗi miếng thịt ếch để khi chiên không bị bắn dầu. Làm nóng chảo dầu, cho thịt ếch vào chiên giòn. Sau khi chiên xong, cho vào đĩa lót giấy thấm bớt dầu.
Trộn đều gia vị chuẩn bị cho phần nước mắm. Sau đó phi thơm ít tỏi, cho hỗn hợp nước mắm vào nấu sôi. Kế đến, cho thịt ếch đã chiên vào đảo nhanh tay để tránh bị cháy.
Chỉ cần nước sốt hơi sệt, bạn có thể tắt bếp. Xào sơ qua phần hành tây và hành lá với ít gia vị. Sau đó trút ra đĩa và sắp thịt ếch lên trên cùng.
29. Nghêu xào sa tế
Chuẩn bị:
- 500g nghêu: ngâm qua nước vo gạo để sạch cát
- 2 cây sả tươi: bỏ lớp vỏ già, đập dập, cắt khúc và tước sợi
- 1 muỗng cà phê tỏi và ớt băm, 1 hủ sa tế, gia vị: nước mắm, hạt nêm, đường.
Cách làm:
- Phi thơm tỏi, sau đó cho sả vào chiên giòn.
- Khi mùi thơm đã dậy, cho nghêu vào xào.
- Nghêu vừa há miệng, bạn cho sa tế vào đảo đều.
- Nêm thêm nước mắm, hạt nêm, đường.
- Món ăn này nhất định phải dùng nóng.
- Vị cay và mùi thơm sẽ khiến buổi nhậu nên đúng điệu.
30. Bạch tuộc xào sả ớt
Chuẩn bị:
- 500g bạch tuộc: cắt bỏ mật và chà sạch với muối
- sau đó cắt khúc nhỏ
- 3 nhánh sả tươi băm nhỏ
- 1 muỗng cà phê mỗi loại: tỏi và ớt bột, 1 muỗng canh sa tế, Ít rau răm và dưa leo cắt lát, muối, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm và đường
Cách làm:
- Ướp bạch tuột với các gia vị muối, hạt nêm, đường và bột ngọt trong khoảng 1 tiếng.
- Phi thơm tỏi và sả băm, sau đó cho bạch tuột vào xào.
- Tiếp đến, cho thêm sa tế và nước mắm vào đảo thật nhanh tay.
- Sau khoảng 5 phút, bạn tắt bếp.
- Bạch tuột xào sả ớt với rau răm và dưa leo thái lát để làm món ăn thêm phong phú hương vị.
31. Mực khô xào mắm me
Chuẩn bị:
- 3 con mực khô khoảng bằng bàn tay
- 1 vắt me
- 10ml dầu điều
- 2 trái ớt
- 1 muỗng cà phê tỏi băm
- 1 muỗng canh nước mắm
- 1 muỗng cà phê ớt bột
- 3 muỗng cà phê đường
Cách làm:
- Nướng mực và đập dập hoặc cán mỏng.
- Hòa me tan với ít nước ấm, sau đó chắt lấy nước me, bỏ hột.
- Phi tỏi thơm với dầu điều, cho mực khô vào đảo đều để thấm vị.
- Kế đến, cho nước me và các gia vị đã chuẩn bị vào đảo đều đến khi nước mắm sệt lại thì tắt bếp.
32. Lòng lợn xào hành
Chuẩn bị:
- 300g lòng non và 300g dồi trường rửa sạch với nước muối pha loãng
- 1 bó hành hoa lớn cắt bỏ rễ và cắt khúc
- 2 củ hành tím lột vỏ và thái mỏng, nước mắm, chanh, hạt nêm, tiêu.
Cách làm:
- Luộc lòng heo và dồi trường đến chín.
- Sau khi luộc xong, vớt lòng và rồi ra thau nước có vắt chanh để giữ được màu trắng đẹp.
- Phi thơm hành tím, sau đó cho rồi và lòng vào xào nhanh.
- Chỉ cần nêm ít hạt nêm, nước mắm và nấu trong khoảng 2 phút.
- Khi chuẩn bị tắt bếp, cho hành vào đảo nhanh.
33. Lưỡi bò xào tỏi dứa, Món ngon chế biến từ lưỡi bò
Lưỡi bò có thể không phải là 1 món ăn thường xuyên xuất hiện trong các thực đơn mỗi ngày hay tại các nhà hàng lớn. Tuy nhiên cái cảm giác khi ăn, hương vị nó đem lại sau khi đã được chế biến chắc chắn xứng đáng để cho bạn thỉnh thoảng làm một bữa “đổi vị” thật hoàn hảo thay cho các bữa ăn quen thuộc, hay trong các cuộc vui tụ tập bạn bè và người thân tại nhà.
Cách Làm Lưỡi Bò Xào Tỏi Dứa Ngon Đơn Giản - Chế Biến Lưỡi Bò
Nếu chưa được thưởng thức món lưỡi bò xào tỏi tây, có lẽ bạn đã bỏ phí món ngon đặc biệt từ thịt bò này. Cùng Bia Đức Nhập Khẩu bắt tay tham khảo qua cách làm lưỡi bò xào tỏi dứa dưới đây nhé.
Nguyên liệu
- Lưỡi bò 1 cái
- Dứa (thơm): 400g
- Ớt sừng: 5 trái
- Bột năng: 1 thìa
- Hành tây: 1 củ vừa
- Rau cần: 100g
- Hành lá, ngò gai, rau mùi: 100g
- Hành khô, tỏi: 50g
- Gia vị: Hạt nêm, nước mắm, ớt bột, đường, dầu ăn, bột ngọt, tiêu bột
Cách làm sạch lưỡi bò
- Khi bạn mua lưỡi bò, nên chọn cái càng nhr càng tốt, đem về rửa dưới vòi nước, cọ sạch mặt lưỡi sau bằng bàn chải rồi ngâm trong 1 nồi/thau nước lạnh chừng vài nhờ, nhớ thay nước thường xuyên nhé bạn!
- Đổi 1 nồi nước sạch, thả lưỡi bò đã ngâm vào cùng 1 ít hạt tiêu, lá quế (cho thơm) đặt lên bếp đun nhỏ lửa một vài giờ. Thường người ta sẽ ước lượng thời gian đun theo công thức cứ 0.5kg lưỡi ứng với 1 tiếng đun.
- Đun xong thì vớt nhanh lưỡi bò, thả ngay vào nồi nước lạnh rồi dùng dao nhọn/kéo nhẹ nhàng bóc tách lớp màng bọc bên ngoài lưỡi, cắt bỏ phần rìa cuối lưỡi rồi thái miếng vừa ăn hoặc đem chế biến tùy theo sở thích.
Cách làm sạch lưỡi bò
- Lưỡi bò vớt ra phải thả ngay vào nồi nước lạnh.
Với cách làm trên đây, lưỡi bò không chỉ dễ tách màng và làm sạch hơn rất nhiều mà còn thơm và giòn hơn nhiều nữa, đảm bảo không vương lại bất cứ chút mùi hôi nào, tha hồ để bạn làm các món nhậu hoặc món ăn tẩm bổ cho gia đình mình.
Sơ chế các nguyên liệu
- Bước 1: Hành khô, tỏi: Bạn đem làm sạch, băm nhỏ. Lưỡi bò: Rửa thật sạch, để ráo, thái thành lát mỏng theo thớ thịt ngang để lưỡi bò được mềm ngon nhé.
Lưỡi bò: Rửa thật sạch, để ráo, thái thành lát mỏng
- Bước 2: Uớp lưỡi bò với ½ phần hành tỏi băm nhỏ, ½ thìa bột ngọt, ½ thìa tiêu bột, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa nước mắm. Bí quyết làm lưỡi bò xào dứa được ngon mềm, hấp dẫn.
- Cho thêm 1 thìa dầu ăn vào lưỡi bò và ướp trong khoảng 20 phút, dầu ăn sẽ giúp cho lưỡi bò mềm hơn và nhanh đượcngấm gia vị hơn đấy.
- Bước 3: Hành tây: Lột vỏ, đem rửa sạch, thái thành miếng múi cau, tách rời từng miếng hành tây. Dứa: Gọt vỏ, bỏ đi mắt, thái miếng thật vừa ăn, trộn với ½ thìa đường.
- Rau cần: Nhặt rồi rửa sạch, cắt khúc dài khoảng 3cm. Bột năng: khuấy cho tan đều với ½ chén nước.
Dứa: Gọt vỏ, bỏ đi mắt, thái miếng thật vừa ăn
- Bước 4: Ớt sừng: Bỏ cuống đi, rửa sạch, 3 trái bạn thái lát rồi trộn với 3 thìa nước mắm ngon nguyên chất để dùng kèm với món lưỡi bò xào dứa cho đậm đà và thật hợp khẩu vị những người thích ăn mặn, ăn cay nhé.
- Hành lá, rau mùi, ngò gai: Nhặt rồi rửa sạch, phần rau mùi để ra riêng, hành lá và ngò gai bạn thái khúc 3cm, phần đầu hành để nguyên.
- Bước 5: Phi thơm với 3 thìa dầu ăn và phần hành tỏi băm nhỏ còn lại với ½ thìa ớt bột hoặc bột điều (nếu các bạn không thích ăn cay) để cách làm món lữoi bò xào dứa được hấp dẫn hơn.
- Cho lưỡi bò cùng với hỗn hợp nước ướp vào rồi xào nhanh tay trong 3 phút với lửa lớn, khi thấy lưỡi bò vừa chín tới, bạn trút thịt bò ra cái đĩa, để lại một ít dầu ăn ở trong chảo.
Cho lưỡi bò cùng với hỗn hợp nước ướp vào rồi xào nhanh tay
- Bước 6: Cho dứa, rau cần vào rồi xào nhanh tay, giữ nguyên ngọn lửa lớn, nêm thêm 1 thìa hạt nêm với ½ thìa bột ngọt sao cho có được vị vừa ăn rồi cho hành tây vào rồi xào thêm 30 giây nữa.
- Khi thấy các nguyên liệu đã vừa chín tới, bạn trút đĩa lưỡi bò vào, rưới bát bột năng đã hòa tan với nước lên trên, vẫn tiếp tục bạn đảo nhanh tay nhé.
- Bước 7: Cho hành lá, ngò gai với ½ thìa tiêu bột vào, bạn tắt bếp, đảo vài lẫn nữa, nêm nếm lại gia vị sao cho thật vừa ăn, rưới nhẹ lên bên trên món xào thêm 1 thìa dầu ăn để món lưỡi bò xào dứa trông bóng bẩy và nuột nà hơn.
Món lưỡi bò xào dứa được trình bày trông rất hấp dẫn
Món lưỡi bò xào dứa được trình bày trông rất hấp dẫn, màu sắc đa dạng, dậy mùi thơm đặc trưng, vị chua ngọt nhẹ rất vừa ăn, thịt bò mềm, ngon, ngấm đều gia vị hòa quyện với vị chua ngọt của dứa, vị ngon của rau cần, hành tây và các loại gia vị đi kèm góp phần tạo nên hương vị vô cùng đặc trưng của món xào này.
34. Giò bò giòn ngon không chất bảo quản
Cách làm giò bò khá giống với công thức làm các món giò khác, đặc biệt là giò lụa. Đây là món ăn quen thuộc và phổ biến nhất trong dịp Tết Nguyên đán. Để có được những cây giò bò ngon, giòn mà không cần phải dùng tới hàn the hay chất bảo quản, các bạn thực hiện theo công thức sau nhé.
Nguyên liệu làm giò bò gồm có:
- Thịt bò tươi: 1 kg
- Thịt nạc heo: 200 gram
- Mỡ phần heo: 100 gram
- Gia vị: hạt tiêu, muối ăn, nước mắm, bột ngọt, bột tỏi
- Dụng cụ: lá chuối tươi, lạt buộc, nồi luộc, khuôn giò (nếu có)
Cách làm giò bò ngon như sau:
Bước 1: Chuẩn bị phần thịt xay giò
Thịt bò: Lọc bỏ các màng mỡ, gân bò ra khỏi miếng thịt để khi xay, phần gân sẽ không bị mắc vào lưỡi dao. Ngoài ra nếu không có mỡ và gân thì giò bò sẽ mịn và quết hơn. Lọc xong, bạn rửa sạch, lau khô rồi thái thành các miếng nhỏ.
Thịt nạc và mỡ heo: Tương tự thịt bò, bạn rửa sạch sau đó thái thành các miếng nhỏ. Thái xong, có thể đem để lẫn cùng với thịt bò đã chuẩn bị. Cuối cùng, bạn cho toàn bộ chỗ thịt này vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 30 phút.
Bước 2: Xay và ướp giò
Sau khi thịt đã hơi se cứng lại, bạn nhấc thịt ra khỏi tủ lạnh và cho vào máy xay giò và xay cho thật mịn. Cách xay phổ biến nhất là bạn cho từng lượng thịt nhỏ vào máy rồi bổ sung dần thêm. Trong quá trình xay, cứ 3 - 4 phút, bạn lại cho máy dừng chừng 1 phút rồi mới tiếp tục.
Giò sau khi đã mịn nhuyễn, bạn bỏ vào cối phần bột tỏi + hạt tiêu + ½ thìa cafe nước mắm + ½ thìa cafe bột nêm. Tiếp tục bật máy và xay thêm khoảng 5 phút nữa cho gia vị ngấm đều là được.
Bước 3: Gói giò
Chuẩn bị lá chuối: Rửa sạch lá chuối gói giò rồi trụng qua nước sôi để lá mềm, không bị gãy trong quá trình gói. Lau lá thật khô trước khi cho giò sống vào để đảm bảo giò không bị nhão nước bên trong.
Cho phần giò sống đã có được vào giữa lá rồi dàn đều thành khối hình trụ. Nếu bạn cảm thấy khó khăn ở công đoạn này, có thể dùng đến sự hỗ trợ của khuôn làm giò và nilon bọc thực phẩm. Khéo léo cố định hai đầu cây giò rồi dùng lạt buộc lại.
Bước 4: Luộc giò
Xếp cây giò vào nồi luộc theo chiều thẳng đừng để giò mau chín. Tiếp theo, bạn đổ nước ngập toàn bộ cây giò rồi đặt lên bếp đun với mức lửa lớn trong khoảng 10 phút đầu. Tiếp đến, hạ lửa vừa và luộc giò chừng 40 - 50 phút nữa.
Sau khi luộc giò xong, bạn vớt giò ra rồi treo lên cho róc hết nước. Cách làm này vừa giúp giò mau nguội, vừa giúp miếng giò được khô và giòn ngon hơn. Treo giò từ 1 - 2 tiếng ở nơi khô thoáng, tránh côn trùng hay vật nuôi.
Giò sau khi luộc cần đảm bảo chín đều, không còn đỏ bên trong. Miếng giò bò phải có mùi thơm của thịt, tiêu cũng như độ giòn, ngọt tự nhiên. Ngoài ra, các miếng giò cũng không được mềm, nhão sau khi thái.
Ưu điểm của cách làm giò bò tại nhà đó là bạn hoàn toàn kiểm soát được nguyên liệu đầu vào, không có hàn the hay chất phụ gia có hại cho sức khoẻ. Do đó, thay vì đi mua các sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì bạn hãy bớt chút thời gian để thực hiện món giò thơm ngon cho cả gia đình nhé.
Top 10 Loại Bia Ngon tốt nhất được ưa chuộng ở Việt Nam
Bia là một phần dường như không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt là khi chúng ta tận hưởng thời gian vui vẻ cùng bạn bè hay thư giãn sau giờ làm việc.
Trên thị trường hiện nay, bên cạnh những thương hiệu nội địa như Bia 333, Bia Sài Gòn, Bia Hà Nội,… thì người tiêu dùng cũng có rất nhiều lựa chọn khác với các nhãn hàng ngoại nhập như Bia Mỹ, Nhật, Đức, v.v.
- Heineken Bia Larue (Việt Nam, Thùng 24 Lon 330ml)
- Eibauer Hefeweizen Hell (Đức, Thùng 24 lon 500ml)
- Budweiser Bia Budweiser (Mỹ, Thùng 24 Lon 330ml)
- Eibauer Zwick'l Dunkel (Đức, Thùng 24 lon 500ml)
- Sabeco Saigon Special Lager Beer (Việt Nam, Thùng 24 Lon 330ml)
- Sapporo Bia Sapporo Premium Beer (Nhật Bản, Thùng 24 Lon 330ml)
- Heineken Lager Beer (Việt Nam, Thùng 24 Lon 330ml)
- Cocktail Eibauer Radler & Summer Mint(Đức, Thùng 20 chai 250ml)
- Heineken Tiger Beer (Singapore, Thùng 24 Lon 330ml)
- Sabibeco Bia Lon Sài Gòn 333 (Việt Nam, Thùng 24 Lon 330ml)
Nếu như phải uống rượu bia hãy áp dụng ngay 4 mẹo hay tốt sau
Nếu như bạn là người thường uống rượu, 4 mẹo hay này là gợi ý tuyệt vời hỗ trợ bạn tránh những tác hại của loại thức uống này tác động đến gan và nội tạng. Gan có thể chuyển hóa đến 90% hàm lượng rượu nhờ có 1 loại enzym gọi là dehydrogenase. Song nếu như lượng chất độc hại quá tải, nó có thể đủ khả năng làm cho tổn hại đến chức năng gan.
1. Để ý tới những gì bạn ăn
Một chính sách ăn cân bằng, ít chất béo là 1 ở trong một số điều qua trọng nhất nhưng bạn nên khắc cốt ghi tâm nếu muốn lá gan bệnh tật của bản thân được cải thiện. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng ở trong quá trình giải độc, trợ giúp và ngăn ngừa chức năng gan.
1 bữa ăn mỗi ngày giàu dinh dưỡng thì không thể thiếu nước, dưỡng chất chống oxy hóa và các chất vitamin. Tổ hợp các chất dinh dưỡng ấy hỗ trợ kích thích sự bài tiết chất độc và cải thiện 1 số tế bào mắc suy giảm. 1 số thức ăn được những chuyên gia khuyến nghị là: các loại trái cây màu đỏ, táo, rau xanh, dưa hấu, cam quýt, dưa gang…
1 điều cơ bản nhất ở trong phương pháp này nhưng mà bạn nên ghi nhớ chính là giảm bớt tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, protein tự động vật và thịt đỏ. Một số loại thức ăn ấy chỉ nên thỉnh thoảng mới thưởng thức. Còn phù hợp bạn nên cắt giảm chúng trong 1 vài tuần để giảm bớt tải trọng độc tố mà gan phải chịu đựng.
2. Dùng rất nhiều nước
Dùng 6 tới 8 ly nước mỗi ngày là việc thiết yếu hỗ trợ cho cơ thể được giải độc và loại bỏ những chất lỏng dư thừa. Cũng giống như một số bộ phận nội tạng khác, gan cần không ít hàm lượng chất lỏng để hỗ trợ cho điều kiện hoạt động tối ưu nhất.
Nước và là sự chọn hoàn hảo thay cho nước ngọt hay là những đồ uống có đường có chứa tiềm ẩn độc tố có hại cho thân thể. Cách giải rượu nhanh nhất này đang được rất nhiều người áp dụng.
3. Tránh xa 1 số chất béo chưa bão hòa
Các loại dầu chưa bão hòa và chất béo dư thừa cực kì có hại cho gan, mang đến chứng rối loạn gọi là mỡ gan. Nếu sử dụng quá nhiều chất béo dư thừa, chức năng của gan sẽ càng ngày càng suy yếu và cực kỳ dễ hư tổn bởi vì một số hóa chất độc hại, rượu gây ra.
Chúng thường được tìm thấy trong bơ thực vật và những loại dầu như: dầu bắp, dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hoa rum, dùng dầu dừa. Mỗi một ngày một thìa đầy dầu dừa hỗ trợ bảo vệ lá gan của bạn khỏi các chất độc hóa học thường một số vi khuẩn lây nhiễm có hại.
Trong dầu dừa chứa 92 chuỗi triglyceride trên dưới trung, 6% lipid đơn không bão hòa và 2% lipid đa không bão hòa giúp cung cấp nhiều dưỡng chất có ích cho gan.
Ngoài ra, dầu dừa cũng có tính chất đề phòng viêm và kháng sinh để giảm thiểu những tác động tiêu cực của đồ uống chứa chất cồn, thuốc lá và 1 số chất độc hại trong môi trường.
4. Chanh và dầu oliu
Sự kết hợp này là một phương thuốc thiên nhiên truyền thống hỗ trợ làm sạch gan và túi mật. Đồ uống này có chứa 100% chất hữu cơ. Nhờ có nhiều hàm lượng chất chống oxy hóa, chanh và dầu oiu hỗ trợ thúc đẩy việc giảm các chất thải và ngăn ngừa hệ lụy tổn thương gan vì rượu.
Hằng ngày, trước bữa sáng, bạn nên sử dụng chúng phối hợp với chế độ ăn uống lành mạnh.
- Thành phần:
Một muỗng dầu oliu (16g), Nước cốt của ¼ quả chanh
- Chuẩn bị:
Cho 1 muỗng dầu oliu vào nước cốt chanh. Sử dụng ngay lập tức. Sau nửa giờ, sử dụng 1 ly nước ấm và ăn sáng. Thực hiện mỗi ngày đều đặn trong 3 tuần. Tùy khẩu vị có khả năng cho thêm tép tỏi.
Tạo cho mình thói quen sử dụng loại nước này thường xuyên, bạn có thể giảm thiểu tổn thương gan do rượu. Đương nhiên, lợi ích chỉ có khả năng được phát huy tốt nhất khi bạn từ bỏ một số đồ uống độc hại và tạo dựng một cuộc sống lành mạnh cho bản thân.
Chúc các bạn có những món nhậu với bia thật ngon. Bia Đức Nhập Khẩu sưu tầm và tổng hợp những chia sẻ nhậu bia ăn gì, nhậu bia ăn mồi gì ngon nhất, uống bia ăn gì, các món uống bia!